Sách nguyên gốc Vedanta

Tất cả các dạng của Vedanta chủ yếu được rút ra từ Upanishad, một tập hợp các bộ kinh về triết lý và các lời dạy của kinh Veda, chủ yếu là bàn về các dạng thiền định. "Upanishad là các bài bình luận về kinh Veda, những điều được cho là cuối cùng và cốt lõi, và do đó được biết đến như là Vedānta = "Cuối cùng của Veda". Chúng được xem là cốt lõi cơ bản của tất cả các kinh Veda và mặc dù chúng tạo thành phần cốt lõi cho Vedanta, một phần tư tưởng Vedantic cũng được lấy ra từ Aranyaka có từ trước đó.

Triết lý chủ yếu được thu tóm lại ở trong Upanishad, rằng là sự thật tuyệt đối được gọi là Brahman là nguyên tắc chính của Vedanta. Nhà thông thái Vyasa là một trong những người ủng hộ chính của triết lý này và là tác giả của cuốn Brahma Sūtras dựa trên Upanishad. Khái niệm của Brahman – Thánh thần Tối thượng (Supreme Spirit) hay là Sự Thật Tối thượng vĩnh hằng, tự tồn tại (không sinh không diệt), siêu việt và ở khắp nơi và là cơ sở linh thiêng của tất cả các thể sống - là trung tâm cho hầu hết các trường phái của Vedānta. Khái niệm của God hay là Ishvara cũng có ở đó, và các nhánh của trường phái Vedanta khác nhau chủ yếu ở chỗ họ xác định God thế nào với Brahman.

Nội dung của Upanishad thường được ẩn dưới một ngôn ngữ khó hiểu, do đó đã được diễn đạt nhiều cách khác nhau. Trải qua thời gian, nhiều học giả đã diễn giải những nội dung viết trong Upanishad và các bộ kinh điển khác như Brahma Sutra theo cách hiểu của họ và theo nhu cầu của thời đại họ sống. Tổng cộng có sáu cách diễn giải của những kinh văn nguyên gốc đó, trong đó ba cách (Advaita Vedanta, Vishishtadvaita và Dvaita) là nổi bật nhất, cả ở Ấn Độ và nước ngoài. Những trường phái tư tưởng này được sáng lập bởi Shri Adi Shankara, Shri RamanujaShri Madhvacharya, theo thứ tự kể trên. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý rằng, nhà văn Ấn Độ theo Phật giáo tên là Bhavya trước thời của Shankara trong tác phẩm Madhyamakahrdaya Karika đã miêu tả triết lý Vedanta như là "Bhedabheda". Những người ủng hộ cho các phái Vedanta cũng vẫn tiếp tục viết và phát triển ý tưởng của họ, dù cho những tác phẩm của họ không được biết đến nhiều ngoài một nhóm nhỏ những người ủng hộ ở Ấn Độ.

Mặc dù không được nghĩ là một cuốn sách mang tính Vedanta thuần túy, cuốn Bhagavad Gita đã có một vai trò quan trọng trong tư tưởng có tính Vedanta, với các tư tưởng trộn lẫn giữa Samkhya, Yoga, và Upanishad.